Có lẽ ai cũng tường trải qua ít nhất một lần chán nản với công việc hiện tại và có suy nghĩ muốn nhảy việc. Điều đó là hết sức phổ biến vì không phải ai cũng tìm được công việc hoàn hảo ngay từ đầu hay thực tế chẳng có công việc nào là hoàn hảo. Công việc nào cũng có các mặt tích cực và tiêu cực với mỗi cá nhân khác nhau. Chỉ là bạn chọn cách thích ứng hay từ bỏ để tìm công việc mới mà thôi. Nhưng dù bạn lựa chọn thế nào thì cũng nên sắp xếp lại những bức bối, mệt mỏi hiện tại để suy nghĩ cẩn thận về quyết định đi hay ở lại. Chúng tôi khuyên bạn hãy thay đổi tư duy trước khi thay đổi công việc.
Công việc mơ ước dùng để chỉ một công việc mà từ nội dung công việc đến mức lợi nhuận thu được đều lý tưởng như trong hình dung của bạn. Đó là công việc thuộc về sở thích của bạn mà mỗi ngày đi làm bạn cảm thấy hạnh phúc vì được làm điều đó. Nhưng liệu công việc như vậy có mấy ai tìm được, làm được. Hầu hết chúng ta đều nói “nghề chọn người” chứ ít ai chọn được nghề cho mình. Nếu đang trong giai đoạn muốn đổi công việc mới, bạn cần xác định một số điều quan trọng có thể thay đổi suy nghĩ của mình.
Lý do bạn muốn thay đổi công việc
Có rất nhiều lý do ảnh hưởng tới quyết định của bạn. Lý do có thể đến từ các yếu tố khác quan trong công việc hoặc đến từ bản thân bạn. Công việc quá nhàm chán hay quá áp lực, bạn không thể hòa hòa hợp với đồng nghiệp và cấp trên, nơi làm việc quá xa, hay chỉ đơn giản là bạn muốn tử một công việc mới. Lý do bắt nguồn từ mong muốn học hỏi để phát triển hơn là hoàn toàn thích đáng. Nhưng nếu vì những yếu tố như đồng nhiệp, cấp trên mà lựa chọn thay đổi công việc, bạn đâu biết trước sẽ gặp những ai ở nơi làm việc mới. Công việc không đúng với sở thích của bạn cũng là một vấn đề đáng suy xét. Tuy nhiên rất nhiều người trong chúng ta phải chọn sự phù hợp và ổn định thay cho sở thích. Vì cuộc sống nhiều bất ngờ và biến cố xảy ra chứ không theo mong muốn của con người nên phải chăng bạn cần học cách thích nghi với những khó khăn ấy .
Đừng vội nhảy việc ngay khi thấy chán
Ai cũng cổ vũ bạn làm công việc mà mình mong muốn nhưng nói thì dễ hơn làm. Đến chính những người đưa ra lời khuyên cũng chưa chắc đang làm công việc mà ban đầu họ muốn. Kể cả những người đang hạnh phúc với công việc của mình, lúc đầu cũng cảm thấy chán nản nhưng thay vì từ bỏ họ tìm được cách khắc phục và dần dần nhận được niềm vui từ nó. Quyết định giữ công việc yêu thích và công việc đủ khả năng quả là khó khăn. Tùy từng tình trạng ảnh hưởng tới từng quyết định. Nếu bạn đang phải làm việc để chi trả các loại chi phí thì thực sự công việc ổn định là lựa chọn khôn ngoan hơn. Nếu chỉ cảm thấy quá chán với công việc mà chưa có một định hướng cụ thể sau đó bạn cũng đừng vội nhảy việc. Điều ngày khá mạo hiểm, bạn có thể sẽ không tìm được một công việc tương tự như hiện tại.
Thay đổi tư duy để tìm ra hướng đi
Hãy nghĩ tới lý do ban đầu bạn chọn công việc này và giữ bạn ở lại đến thời điểm hiện tại. Hẳn là những lý do đó đã từng giúp bạn vực lại tinh thần. Đừng bao giờ quên nhắc bản thân những mục tiêu thực sự để hoàn thành tốt công việc. Cho đến khi những lý do đó không đủ để ngăn bạn thôi có suy nghĩ thay đổi công việc thì là lúc bạn nên có hoạch định cho tương lai.
Bạn muốn một công việc mới thế nào hãy suy xét tính khả thi để thực hiện được nó. Nếu muốn tự kinh doanh bạn cần các ý tưởng, nguồn vốn, chiến lược cụ thể và có thể bắt tay vào từng bước ngay khi còn đang làm công việc hiện tại.
Dù tương lại bạn muốn làm gì thì dự phòng tài chính luôn là điều cần thiết. Có tài chính ổn định sẽ san sẻ bớt gánh nặng cho các dự định tương lai. Và công việc hiện tại có thể giúp bạn điều đó.