Tranh dành đất đai trong gia đình là chủ đề muôn thuở diễn ra thường xuyên và phổ biến ở nhiều gia đình, dòng họ. Đặc biệt đó lại là phần đất tổ tiên để thờ cúng càng vấp phải nhiều tranh cãi. Kể cả người thừa hưởng đất hợp pháp là nam giới cũng đôi khi gặp khó dễ, vậy thì người nhận đất là phụ nữ càng bất lợi khi bị người trong gia đình, họ hàng tranh chấp quyền sở hữu đất thờ cúng. Nhiều người dựa vào lý lẽ “con gái không thể thờ cúng” để tranh đất. Đây có phải một lý do thích đáng, câu trả lời của pháp luật về vấn đề này như thế nào?

Đặt vấn đề

Để dễ hình dung chúng tôi sẽ đưa ra một tình huống cụ thể cho bạn đọc cùng suy xét. Bố ruột chị  A được ông nội di chúc miệng cho một mảnh đất. Khi bố qua đời, bà nội ở cùng mẹ con chị (con dâu và hai cháu gái). Mảnh đất vẫn đứng tên bà dù sổ đỏ đã thất lạc. Nay cô ruột đòi chia miếng đất thành ba phần: một phần cho cô, một phần cho con trai của bác cả vì “sau này anh sẽ thay hai em gái thờ cúng chú”; phần đất còn lại chia cho mẹ con chị. Bà nội đã làm theo ý cô. Mảnh đất này nên được định đoạt như thế nào mới hợp pháp.

Lý giải

Khoản 1 điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Như trường hợp của chị A trong tình huống trên, mảnh đất là tài sản chung của ông nội và bà nội chị. Dù ông nội có di chúc bằng lời là để lạ mảnh đất cho bố chị, nhưng di chúc này không hợp pháp, theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ông của chị A nêu di nguyện này, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Do di chúc bằng miệng của ông chị A không phù hợp với quy định của pháp luật và khi ông nội chị mất cũng không có di chúc bằng văn bản, vì vậy phần tài sản của ông nội chị sẽ chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Mẹ con chị A  “không có quyền” đòi lại thửa đất của bà nội đang đứng tên.

Đối với thửa đất đã sang tên cho bác, nếu việc sang tên phù hợp với quy định của pháp luật (như khi sang tên tất cả các thành viên trong gia đình cùng đồng ý và được công chứng, làm thủ tục sang tên tại cơ quan có thẩm quyền) thì thửa đất này là của người bác, không còn là di sản thừa kế để chia.

Đối với thửa đất mà bà nội chị A đang đứng tên, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, thửa đất này vẫn là tài sản chung của ông nội và bà nội chị A. Trường hợp có tranh chấp và yêu cầu chia thừa kế thì về nguyên tắc, 1/2 thửa đất này là tài sản của bà nội chị, 1/2 còn lại (của ông nội chị) sẽ chia đều thành 4 phần bằng nhau cho hàng thừa kế thứ nhất, gồm: bà nội chị, các con của người bác, cô của chị và các con của bố chị A (tức chị A và em gái).

Trường hợp nhận thấy thửa đất sang tên cho bác không hợp pháp, chị A có quyền yêu cầu tòa án hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bác. Do đó, lúc này, di sản chia thừa kế sẽ là hai mảnh đất. Khi đó, theo luật sư, nếu có tranh chấp và yêu cầu Tòa án chia thừa kế thì 1/2 giá trị của hai mảnh đất là của bà nội, phần còn lại sẽ chia đều thành 4 phần bằng nhau cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất như đã nêu ở trên.

Như vậy, vấn đề trên vẫn được giải quyết công bằng theo pháp luật mà không căn cứ vào tư tưởng sai lệch “con gái không thể thờ cúng”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *