Vấn đề tin giả (fake news) trầm trọng hơn theo sự tiến bộ của công nghệ thôn tin và độ tiếp cân của con người. Không còn dừng lại ở phạm vi nhóm, cộng đồng nhỏ mà nó lan rộng như một loại “dịch bệnh” mà tương lai sẽ chở thành đại dịch có khả năng gây nguy hại cho đông đảo người đọc, người xem trên toàn cầu nếu không được “dập dịch” kịp thời. Cuộc chiến chống tin giả đã được phát động, nhiệm vụ thuộc về mỗi cá nhân.
Thông tin sai, giả mạo, fake news lan truyền với tốc độ chóng mặt chỉ trong một cú click chuột và có thể tới bất cứ đâu, đến bất cứ đối tượng nào. Trong khi để phát hiện, kiểm soát và ngăn chặn thì lại là việc vô cùng khó mà thường là khi sự việc đã bị bàn tán khắp nơi hoặc gây ra hậu quả.
Nguy hại từ những dòng chữ
Khái niệm “fake news” xuất hiện phổ biến rộng rãi khoảng năm 2016 và từ đó đến nay, nó nở rộ, lây lan rất nhanh, đặc biệt vào những thời điểm thiên tai, dịch bệnh bùng phát như trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Theo các nhà nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ), tin giả, nhất là tin liên quan đến chính trị, chỉ cần khoảng thời gian ít hơn 3 lần so với tin thật để vươn đến 20.000 người.
Khi khảo sát 126.000 tin đồn được chia sẻ bởi 3 triệu người sử dụng mạng xã hội, các nhà nghiên cứu của MIT cũng chứng minh cho thấy, để lan truyền đến 1.500 người, tin thật phải mất một lượng thời gian nhiều gấp 6 lần so với tin giả. “Giả” thường được hiểu “không phải là thật, nhưng làm ra vẻ giống như thật” hay “làm như thật để người khác tưởng thật”. Như vậy, xét về bản chất, fake news là xấu, là có hại, vì tự thân nó mang hàm ý lừa, lừa dối, lừa gạt. Chỉ rất ít một số fake news mang tính chất tếu táo, bỡn cợt, vui đùa, còn đại đa số fake news đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội.
Công chúng phải thức tỉnh
Xóa mù truyền thông chính là xóa mù chữ trong thế kỷ 21, cuộc chiến chống fake news đã lan rộng trên khắp thế giới, nhất là các nước có nền báo chí-truyền thông phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Canada… Sự quản lý của nhà nước là không thể thiếu với các đạo luật răn đe những ai tạo ra tin giả; những kỹ năng kiểm tra dữ kiện trong các vụ làm giả tin tức. Nhưng người ý thức người dân mới là cốt lõi để giả quyết vấn đề.
Bước đầu người dân phải thấm nhuần “bài học” xóa mù tin tức, xóa mù truyền thông mà nhà nước trang bị qua các phương tiện truyền thông đại chúng được công nhận là uy tín của quốc gia. Nhất là công dân trẻ có kiến thức và kỹ năng để phân tích, đánh giá các thông tin và hình ảnh trên không gian mạng, từ đó hình thành “cách đọc thông minh”, “người xem thông thái” để tự mình phòng ngừa tác hại của tin giả trên “thế giới phẳng”. Hơn hết là trách nhiệm truyền đạt những điều đúng đắn và kỹ năng nhận thức cho những người xung quanh và cả xã hội. Đơn giản mà nói, chỉ cần người dân có ý thức xác minh lại thông tin bắt gặp trên mạng xã hội là đã phần nào giảm thiểu đáng kể sự lây lan của “đại dịch” tin giả.
